Tư vấn hỗ trợ: 093 801 1235

Trang Chủ Phong Thủy Nhà Ở NGŨ HÀNH PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT ...

NGŨ HÀNH PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

 NGŨ HÀNH PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
Trong Phong Thủy xây dựng, việc chọn hướng mặt bằng công trình phù hợp với mệnh tuổi gia chủ là bước quan trọng trước khi quyết định thuê mặt bằng hoặc mua nhà. Hướng nhà phù hợp với mệnh cũng góp phần tạo nên vượng khí cho gia chủ. Ngoài ra ngũ hành phong thủy cũng được ứng dụng trong thiết kế, các kiến trúc sư dựa trên mệnh mà sử dụng cách phối màu để phù hợp với gia chủ. Sau đây là cách tính mệnh và cách ứng dụng trong thiết kế nội thất.
Posted on: November 21st, 2014

Trong Phong Thủy xây dựng, việc chọn hướng mặt bằng công trình phù hợp với mệnh tuổi gia chủ là bước quan trọng trước khi quyết định thuê mặt bằng hoặc mua nhà. Hướng nhà phù hợp với mệnh cũng góp phần tạo nên vượng khí cho gia chủ. Ngoài ra ngũ hành phong thủy cũng được ứng dụng trong thiết kế, các kiến trúc sư dựa trên mệnh mà sử dụng cách phối màu để phù hợp với gia chủ. Sau đây là cách tính mệnh và cách ứng dụng trong thiết kế nội thất.

>> Tip: Công trình thiết kế nội thất văn phòng.

Ngũ hành tương sinh và tương khắc:

Ngũ hành tương sinh và tương khắc

Ngũ hành tương sinh và tương khắc

Ngũ hành bao gồm 5 Hành: Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ. Gồm 2 luật chính

  • Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Dựa trên hình ảnh ta có  Thủy sinh Mộc (Nước làm cây sinh trưởng) – Mộc sinh Hỏa (Gỗ bị đốt cháy sinh hỏa) – Hỏa sinh Thổ (Lửa cháy ra tro tạo đất) – Thổ sinh Kim (Vàng và kim loại nằm trong lòng đất) – Kim sinh Thủy (Mang nghĩa tâm linh, thủy bắt nguồn của sự sống).
    • Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.
  • Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Dựa trên hình ảnh ta có Thủy khắc Hỏa (Nước dập Lửa) – Hỏa khắc Kim (Hỏa đốt chảy Kim Loại) – Kim khắc Mộc (Kim Loại đóng xuyên Gỗ hoặc Rìu sắt đốn ngã Cây) – Mộc khắc Thổ (Rễ Cây ăn sâu vào Đất, càng nhiều cây thì đất càng bị che lấp) – Thổ khắc Thủy (Đất lấp Sông ngăn chặn dòng chảy của nước).

Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).

  • Tương Thừa: Là hành bị khắc không thể phản lại được Hành khắc mình, nghĩa là bị khắc hoàn toàn. Do trong từng Hành có phân chia nhiều loại khác nhau và sức mạnh của nó cũng khác nhau. Ví dụ Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn) khắc hoàn toàn Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
  • Tương Vũ: Là Hành khắc không đủ sức mạnh để áp chế Hành bị khắc mà đôi lúc còn bị phản ngược lại. Ví dụ Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà ) không thể khắc chế được Đại hải thủy (Nước đại dương). Chỉ cần một cơn Sóng thần có thể cuốn trôi mọi thứ đất trên nóc nhà. Dựa trên lý luận này nên người có mệnh thấp hơn không nên đối đầu với người có mệnh cao hơn mà sinh thiệt thân. Có nên thì tìm cách hợp tác hoặc có sung khắc thì nên tìm cách giản hòa.

 Màu sắc phù hợp theo từng Hành:

Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thuỷ được áp dụng trong các thiết kế kiến trúc. Nói chung dựa trên quy luật tương sinh và tương khắc mà sử dụng thêm màu hoặc tránh sử dụng

  • Kim (kim loại): Gồm màu sáng và những sắc ánh kim. Bạn mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).
  • Mộc (cây cỏ): Màu xanh, màu lục. Bạn mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).
  • Thuỷ (nước): màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đeni, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).
  • Hoả (lửa): Màu đỏ, màu tím. Bạn mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).
  • Thổ (đất): Màu nâu, vàng, cam. Bạn mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

DỰ ÁN CÔNG TRÌNH

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÔNG TIN BTC

VPĐD: Lầu 2, Tòa Nhà HELIOS, CV Phần Mềm Quang Trung, Tp HCM

VPGD: Số 10 Đường Số 11, Kp 6, Thủ Đức, Hồ Chí Minh 

Email: info@btccorp.vn - HOTLINE: 0938.011.235

Website: http://btccorp.vn